Thế giới đang bước vào thời kỳ khải hoàn ca của Internet Of Things, hầu như mọi thứ đều trở nên vận hành êm ả và thông suốt đều nhớ 1 cánh tay đắc lực của nhân vật này. Tuy nhiên để có được internet cho con người sử dụng sau đó là sự chống lưng của những thế lực vô cùng hùng mạnh như Wifi, 3G, 4G và xuất hiện gần đây nhất mới nhất đó là 5G. 5G ra đời khi nào và vì sao lại có xu hướng chiếm ngôi đầu sử dụng của những thế lực truyền tải internet khác như vậy, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Định nghĩa mạng 5G là gì?
5G là chữ được viết tắc dựa theo cụm từ chính Fifth Generation (5th Generation). Với ý nghĩa là thế hệ thứ 5 của mạng di động. Loại mạng di động này khác hẳn với 3G, 4G, khi hoạt động trong vùng tần số giao động từ 30GHz đến 300GHz. Theo một số thông báo của các nhà sản xuất mạng di động thế hệ thứ 5 này sẽ hoạt động dựa trên các trạm HAPS, viết tắt của High Altitude Stratospheric Platform Stations. Đây chính là những chiếc máy bay được treo lơ lửng ở một vị trí cố định cách mặt đất khoảng 17km~22km, và hoạt động như một vệ tinh. Thay vì các trạm cơ sở trên mặt đất đang được sử dụng để khai thác cho các mạng 2G, 3G, 4G.
So sánh giữa các mạng 2G, 3G, 4G và 5G
Mạng 2G
Sau mạng 1G thì 2G là thế hệ mạng có lịch sử ngự trị lâu đời. Nó nhiều ưu điểm như hỗ trợ tin nhắn dạng SMS; cải thiện được tín hiệu và tốc độ mạng đem lại chất lượng cuộc gọi tốt hơn; dữ liệu được mã hoá theo dạng kỹ thuật số đem lại nhiều tiết kiệm về thời gian và chi phí và quan trọng là phạm vi kết nối phủ sóng rộng khắp. Kể từ khi ra đời, 2G đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ.
Mạng 3G
Mạng 3G (Third-generation technology) cho phép truyền cả dữ liệu thoại như nghe gọi, nhắn tin và dữ liệu ngoài thoại như gửi mail, tải dữ liệu, hình ảnh. ở mức cơ bản.Hiện nay công nghệ 3G được xây dựng với 4 chuẩn chính: WCDMA, CDMA2000, TD-CDMA, TD-SCDMA. Mạng 3G đang ngày càng cải thiện chất lượng cuộc gọi, tín hiệu, tốc độ so với 2G.
Mạng 4G
4G hay Fourth-generation là công nghệ truyền thông không dây thứ 4, cho phép thiết bị có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ lên đến 1 -> 1.5 Gb/giây. Công nghệ 4G vượt trội hơn 3G ở nhiều điểm. Với 4G người dùng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao.
Mạng 5G
Giống như những gì chúng ta hình dung, 5G nhanh hơn 4G. Đối với các thiết bị di động, 5G sẽ giúp sửa chữa rất nhiều vấn đề của 4G và các công nghệ không dây hiện tại. Nó sẽ được thiết kế để hỗ trợ đồng thời nhiều người dùng và thiết bị hơn (theo thông số kỹ thuật ITU mỗi cell 5G sẽ hỗ trợ cho 1 triệu thiết bị trên diện tích 1 km2), với tốc độ cao hơn 4G 100 lần.
Quá trình hoạt động của mạng 5G
5G sẽ sử dụng sóng milimet (Millimetre wave). Các bước sóng milimet này có thể truyền tải khối lượng dữ liệu lớn với tốc độ rất cao. Khi thực hiện mạng 5G các nhà mạng sẽ phải sử dụng nhiều anten hơn rất nhiều lần để có thể có độ phủ sóng như mạng hiện tại. Điều đó cũng lí giải tại sao Qualcomm hay Intel chỉ thử nghiệm mức dưới 6 GHz để đảm bảo tốc độ và tính ổn định với các tín hiệu sóng milimet.
Tốc độ mạng 5G
Những thí nghiệm thực tiễn cho thấy tốc độ mạng di động thế hệ thứ 5 mạnh gấp 10 lần tốc độ 4G. Trong khi ngoài đời thực phần lớn các hệ thống mạng viễn thông hiện nay đang hoạt động dưới tần số 700-3.500 MHz, cũng cùng thử nghiệm nói trên, cho thấy rằng mạng này sẽ dùng tần số 73.000 MHz. Với khung tần số cao sẽ mang lại tốc độ tải dữ liệu tốt hơn. Đây là công nghệ hứa hẹn sẽ đem lại những cải tiến đáng kể về phương pháp truyền dữ liệu, giúp tiết kiệm năng lượng, bổ sung thêm tính năng cho phần cứng,…
Mạng 5G tham gia vào quá trình số hóa
Mạng 5G là 1 bước tiến mới cho các ngành kỹ thuật số vì theo lý thuyết tốc độ có thể lên đến 20 Gbps, và ở mức tốc độ 1Gbps cho mỗi người dùng phổ thông tham gia hòa mạng. Bên cạnh đó sự ra đời của mạng di động 5G cũng tác động to lớn vào ngành GAME. Bằng việc đưa GPU lên mây (hay thuê Cloud GPU cực mạnh) chiếc smartphone dùng 5G sẽ không phải quá phụ thuộc vào GPU. Do đó nhà sản xuất không phải bận tâm việc tạo game tương thích cho Android hay IOS, chỉ cần có smartphone và có 5G thì chiếc điện thoại của bạn ngay lập tức trở thành gaming phone.
Nhược điểm của mạng 5G
Tuy nhiên nhược điểm của mạng 5G là khoảng cách truyền bị thu hẹp và sẽ cần có nhiều các trạm phát sóng hơn. Và không gian truyền tải dữ liệu không đi được xa như các bước sóng tần số thấp trong mạng 4G, hơn nữa khả năng xuyên tường hay vượt qua các chướng ngại vật cũng kém hơn nhiều.