Đảo là gì? 12 hòn đảo Việt Nam nhất định phải đến trước tuổi 30

thumb Madagascar

Mùa hè đến cũng là lúc thiên hạ rần rần lập kèo đi đảo, tung tăng với biển xanh. Vậy nhưng chắc còn nhiều bạn chưa biết đảo cũng được chia thành nhiều loại khác nhau với những đặc trưng và hệ sinh thái rất riêng mà không phải ai cũng biết. Hôm nay bancobiet sẽ đem tới cho các bạn những kiến thức, hình ảnh sinh động hơn về đảo, các loại đảo khác nhau và top 12 hòn đảo xinh đẹp của Việt Nam nhất định phải ghé trước khi 30 tuổi nhé.

Đảo là gì

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có nêu định nghĩa: 

“- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

– Quần đảo là một nhóm các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước nối giữa và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử”. 

Một cách dễ hiểu thì đảo là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là lục địa.

Đảo tự nhiên được phân loại thành 2 nhóm chính là đảo đại dương và đảo lục địa. Gần đây theo xu hướng phát triển của công nghệ hiện đại dần xuất hiện thêm khái niệm mới là đảo nhân tạo.

Đảo lục địa là gì

Đảo lục địa là một phần đất đai nằm trên thềm lục địa của một lục địa nào đó, ví dụ: Đảo Ireland, đảo Greenland, đảo Sumatra…

Đảo Greenland (Đan Mạch)

Loại đảo lục địa hình thành khi lục địa bị đứt gãy được gọi là đảo tiểu lục địa, nổi tiếng có thể kể tới là New Zealand, Madagasca.

Đảo Madagasca

Ngoài ra, còn có loại đảo được hình thành do vật chất lắng đọng khi thủy lưu chảy chậm, ví dụ các đảo chắn ở biển do cát lắng đọng trên thềm lục địa tạo thành đảo. Hay ở lưu vực các con sông lớn hoặc châu thổ sông, có thể bắt gặp một số đảo nhỏ nổi giữa dòng…

thumb Madagascar

Đảo đại dương là gì

Đảo đại dương là loại đảo không nằm trên thềm lục địa. Một số được hình thành từ hoạt động của núi lửa, số khác lại được tạo nên từ các kiến tạo khi mảng địa chất dịch chuyển và nâng đáy đại dương lên khỏi mặt nước. Ngoài ra còn có đảo do san hô tạo nên.

Cụ thể:

  • Đảo núi lửa là những hòn đảo được hình thành do sự hoạt động của núi lửa, phun trào ra một lượng lớn dung nham. Dung nham sau đó nguội dần sẽ tạo thành đảo núi lửa.

Đảo núi lửa Sarigan thuộc quần đảo Bắc Mariana

  • Đảo san hô là loại đảo nhiệt đới thường gặp ở những khu vực biển nông hoặc xung quanh đảo núi lửa. Đảo san hô được hình thành từ khung san hô và các sinh vật có liên quan với san hô đó. 

Trong khu vực biển Đông nước ta có hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa vốn có rất nhiều rạn đá san hô nói chung (trong đó bao gồm cả các rạn vòng) nhưng chỉ có một vài đảo san hô và đảo cát nhỏ mà thôi. Việc sử dụng khái niệm “đảo” một cách tuỳ tiện sẽ dẫn đến nhầm lẫn về bản chất địa lý. 

Top 12 hòn đảo đẹp nhất Việt Nam nên đến trước khi 30 tuổi

Như các bạn đã biết, Việt Nam là một quốc gia giáp biển với nhiều tầng địa chất khác nhau. Thiên nhiên nhờ vậy rất ưu ái với chúng ta khi tạo nên nhiều hòn đảo xinh đẹp trải dài từ Bắc tới Nam. Mỗi đảo lại có một nét đặc trưng riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng cho du lịch biển Việt Nam.

du lich co to
Đảo Cô Tô

Tuy nhiên 12 hòn đảo dưới đây là top những hòn đảo đặc sắc nhất mà bạn không nên bỏ lỡ trong thanh xuân của mình nè:

  1. Đảo Cô Tô (Quảng Ninh)
  2. Đảo Cát Bà (Hải Phòng)
  3. Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
  4. Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
  5. Đảo Nam Du (Kiên Giang)
  6. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
  7. Đảo Yến – Hòn Nội (Khánh Hòa)
  8. Đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa)
  9. Chòm đảo gồm Bình Ba, Bình Hưng, Bình Lập (Khánh Hòa)
  10. Đảo Phú Qúy (Bình Thuận)
  11. Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
  12. Hòn Sơn Rái – Kiên Giang

Hy vọng với những kiến thức trên đây, bancobiet đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đảo là gì, nguồn gốc hình thành của đảo với những loại đảo khác nhau và biết đến top các đảo nổi bật nhất Việt Nam mà bạn không nên bỏ lỡ. Giờ thì chuẩn bị xách ba lô lên và đi thôi nào ^^

Đánh giá bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan